RSI là gì?
RSI là từ viết tắt của Relative Strength Index, có nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là một chỉ số dùng trong phân tích kỹ thuật để xác định được vùng quá mua và vùng quá bán để các trader vào lệnh cho hợp lý. RSI không những được dùng trong giao dịch Forex mà các thị trường khác cũng được sử dụng rất phổ biến như thị trường chứng khoán tại Việt Nam, thị trường tiền mã hoá …
RSI là đường đồ thị một đường chạy giao động từ 0 đến 100. RSI được nghiên cứu và công bố năm 1978 bởi một nhà kỹ sư cơ khí tên là J. Welles Wilde.
Chỉ báo RSI hoạt động như thế nào?
RSI đo lường các thay đổi về giá của một loại tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Theo mặc định là con số 14 nhưng bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh theo ý muốn vẫn được, nhưng mình khuyên nên để mặc định. Số 14 có nghĩa là 14 ngày nếu trong khung thời gian ngày và 14 giờ nếu khung thời gian giờ…
RSI sẽ được tính bằng việc chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm sau đó hiển thị chúng trong khung từ 0 – 100.
Nếu đường chỉ báo RSI đi lên vượt ngưỡng 70 tức là thị trường đạt đến giai đoạn vùng quá mua. Lúc này bạn nên cân nhắc mở vị thế bán, nhớ là phải kết hợp thêm các chỉ báo khác nữa.
Nếu đường chỉ báo RSI đi xuống vượt ngưỡng 30 tức là thị trường đạt đến ngưỡng quá bán. Thị trường cho thấy dấu hiện đổi chiều quay đầu đi lên và một vị thế mua vào nên được cân nhắc.
Ý nghĩa của chỉ số RSI trong giao dịch Forex
1. Giúp xác định được vùng quá mua và quá bán
Như mình có đề cập ở trên, RSI cho ta thấy được vùng quá mua và vùng quá bán của tài sản.
- RSI <30 là vùng quá bán
- RSI >70 là vùng quá mua
2. Dự đoán xu hướng tăng giảm ở tương lai
Nhà giao dịch nhận thấy xu hướng tăng khi:
- RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới đi lên.
- RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 sau đó vượt lên khỏi vùng 55.
Nhà giao dịch nhận thấy xu hướng giảm khi:
- RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống.
- RSI đang nằm trong vùng 45 – 55 nhưng lại vượt xuống dưới vùng 45.
3. Xác định hình dạng phân kỳ, hội tụ giá
Ta nối đỉnh – đỉnh ( hoặc đáy – đáy) của đường giá so sánh với đường nối đỉnh – đỉnh (hoặc đáy – đáy) của đường RSI.
- Nếu 2 đường này càng đi càng xa nhau (phân kỳ) chứng tỏ xu hướng thị trường đang có dấu hiệu kết thúc và giá sẽ đổi chiều từ tăng thành xuống.
- Nếu 2 đường này càng đi càng gần nhau (hội tụ) chứng tỏ xu hướng thị trường sẽ kết thúc và có dấu hiệu giá sẽ đổi chiều và đi từ giảm sang tăng.
Công thức tính RSI
RSI = 100 – 100/(1+RS)
Trong đó,
- RSI là đường chỉ số sức mạnh tương đối
- RS = AG/AL (AG – Average Gain là trung bình tổng số kỳ tăng trong 1 khoảng thời gian nhất định, AL – Average Loss là trung bình tổng số kỳ tăng trong 1 khoảng thời gian nhất định)
Thông thường, các nền tảng giao dịch phổ biến như MT4, TradingView, Binance đều lấy con số RSI = 14 là số mặc định. Công thức chỉ cần xem cho biết thôi vì đa phần các nền tảng giao dịch đều có công cụ hỗ trợ.
Cách cài đặt đường chỉ báo RSI trong MT4
Để bật đường chỉ báo RSI trên MT4, đầu tiên các bạn mở ứng dụng giao dịch MT4 lên.
Insert >> Indicators >> Oscillators >> Relative Strength Index. Sau đó bấm OK nếu như bạn không muốn tuỳ chỉnh gì thêm.
Cài đặt RSI trên MT4
Cách cài đặt đường chỉ báo RSI trên TradingView
Đầu tiên, bạn mở ứng dụng TradingView lên và làm theo các bước dưới đây:
fx >>> Tìm từ khoá “RSI” >>> Relative Strength Index
Cách bật RSI trên TradingView
Cách cài đặt đường chỉ báo RSI trên Binance
Để bật RSI trên ứng dụng giao dịch Binance, các bạn mở Binance lên và làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.
Cách bật RSI trên Binance
Cách sử dụng đường RSI hiệu quả trong giao dịch
Mặc dù bản thân RSI đã là một công cụ khá mạnh mẽ trong giao dịch, nhưng để tìm được điểm vào lệnh, thoát lệnh hợp lý thì phải biết sử dụng kết hợp RSI với các công cụ khác nữa. Dưới đây là một vài cách sử dụng kết hợp RSI mà bạn có thể tham khảo.
1. Sử dụng RSI kết hợp đa khung thời gian
Ở cách sử dụng này, bạn nên xem đồng thời ở khung thời gian D1 và khung thời gian H4. Lúc này vẫn bật chỉ báo RSI lên nhé.
Đầu tiên, các bạn phải theo dõi ở khung thời gian D1.
- Nếu chỉ báo RSI đi quá vùng quá mua, tức vượt 70 thì bạn nên cân nhắc vào lệnh Sell
- Nếu chỉ báo RSI đi xuống vùng quá bán, tức qua 30 thì bạn nên cân nhắc vào lệnh Buy.
Tuy nhiên, để cho an toàn thì bạn nên xem thêm khung thời gian H4 nữa. Nếu chỉ báo RSI ở biểu đồ H4 tiếp tục cho ta thấy điểm cần vào lệnh thì hẵn vào. Tức là phải kết hợp cả RSI, D1, H4. Nếu thoả cả 3 điều kiện cùng 1 lúc thì nên vào lệnh.
RSI kết hợp với đa khung thời gian, ảnh: Tradervn
2. Sử dụng RSI cùng với đường SMA
Ở phương pháp này, chúng ta sẽ kết hợp chỉ báo RSI, đường SMA 30 và đường SMA 100. Tìm điểm vào lệnh như sau:
- Nếu SMA 30 cắt theo chiều hướng đi lên SMA 100 và chỉ báo RSI đang ở mức trên 50 thì nên vào lệnh Buy. Nếu SMA 30 cắt theo chiều hướng đi xuống SMA 100 và chỉ báo RSI đang ở mức dưới xuống dưới 30 thì ta thoát lệnh Buy.
- Nếu SMA 30 cắt theo chiều hướng đi xuống SMA 100 và chỉ báo RSI đang ở mức dưới 50 thì nên vào lệnh Sell. Thoát lệnh Sell khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và RSI lên dùng 70.
Sử dụng RSI và đường SMA, ảnh: Tradervn
3. Kết hợp RSI cùng với Bollinger Bands
Bật cùng lúc RSI và Bollinger Band. Tìm điểm vào lệnh khi thấy được sự xuất hiện cùng lúc của 2 tín hiệu sau:
- Giá chạm vào Band dưới + RSI vào vùng quá bán => Nên đặt lệnh Buy
- Giá chạm vào Band trên + RSI vào vùng quá mua => Nên đặt lệnh Sell
Khi bạn kết hợp 2 tín hiệu này thì sẽ cho ra được điểm vào lệnh một cách rõ ràng, từ đó tăng được khả năng chiến thắng cao hơn.
Sử dụng RSI kết hợp với Bollinger Band, ảnh: Tradervn
4. RSI Failure Swing
Với phương pháp này các bạn theo hơi lâu nhưng điểm vào lệnh thì rất chất lượng. Cụ thể, các bạn quan sát đường RSI như sau:
- Chời chỉ báo RSI đi vào vùng quá mua hoặc vùng quá bán.
- Chờ đợi RSI phá đi ra khỏi vùng này.
- Tiếp tục quan sát thêm diễn biến của RSI như thế nào.
- Chờ đợi đường RSI phá vùng cao nhất hoặc thấp nhất trước đó rồi vào lệnh Buy hoặc Sell tương ứng.
5. RSI kết hợp cùng mô hình nến đảo chiều
Trước hết, bạn phải tìm hiểu và nhận diện được các mô hình nến nổi bật như Evening Star, Morning Star, Bearish Engulfing.
Khi kết hợp RSI với ba mô hình nến đảo chiều bên trên thì ta sẽ có được điểm vào lệnh
Lưu ý, cho dù bạn kết hợp RSI với các công cụ nào thì RSI vẫn phải đảm bảo đường chỉ báo đã đi quá vùng quá mua và vùng quá bán. Nếu các chỉ báo kết hợp có thoả điều kiện vào lệnh nhưng RSI không thoả thì khoan hãy mở vị thế mà chờ đợi thêm.
Sử dụng chỉ số RSI trong phân tích cổ phiếu
Mức độ hiệu quả của các công cụ chỉ báo như RSI, SMA, Bollinger Band đều có thể áp dụng được với thị trường cổ phiếu. Bạn có thể dùng 1 trong 5 cách sử dụng RSI bên trên và tìm ra một phương pháp phù hợp với bạn nhất để giao dịch.
Không nhất thiết phải kết hợp cùng lúc 5 phương pháp trên, chỉ cần bạn nghiên cứu sâu vào một phương pháp và trung thành với nó thì kết quả sẽ mang lại như mong đợi.
Kết luận
Sau bài viết này, có thể bạn đã hiểu được phần nào RSI là gì và cơ chế hoạt động của RSI. RSI cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ cho nhà giao dịch tìm được điểm vào lệnh thích hợp chứ không đảm bảo được tỷ lệnh chiến thắng là 100%. Do đó, nên có những phương pháp quản lý vốn hiệu quả trước khi thực hiện giao dịch và chỉ giao dịch khi có thể chấp nhận mất vốn.