Break out là gì?
Break out (hay Breakout) là hiện tượng giá tăng mạnh và vượt qua khỏi vùng đỉnh (vùng kháng cự) hoặc giảm mạnh so với giá cũ trước đó ở phiên trước. Break out là phương pháp giao dịch dựa vào đà tăng trưởng và xu hướng hiện tại của giá, với kỳ vọng sau khi giá vượt vùng kháng cự hoặc thủng vùng hỗ trợ, sẽ tạo ra các cơ hội cho các nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp, breakout có bao gồm cả việc giá bị thủng đáy. Tức là nó vượt xuống qua khỏi đường hỗ trợ. Khi break out trong trường hợp này chúng ta hay nói là cổ phiếu bị thủng đáy.
Nguyên tắc cơ bản trong giao dịch Breakout là gì?
- Phân tích xác định các xu hướng giá hiện tại, các mốc hỗ trợ và kháng cự để tìm ra các điểm vào và điểm ra hợp lý, tiềm năng.
- Cân nhắc quyết định khi nào nên chốt lời thoát hàng và khi nào nên cắt lỗ để bảo toàn tài khoản.
- Bám sát kế hoạch giao dịch, đừng để tình cảm chi phối vì cần phải có những quyết định rõ ràng dứt khoát.
Các loại Breakout trên thị trường
- Break out trong cùng một nến
Đây là loại Break out sẽ diễn ra trong một thời gian ngắn, phù hợp với những nhà đầu tư thích lướt sóng. Nhưng không được sử dụng nhiều bởi khó phân tích và thông tin hay bị nhiễu, không chính xác. Nếu có dùng thì mình nghĩ là trong giao dịch forex sẽ được dùng nhiều hơn vì thị trường này cho phép đánh T0.
Còn thị trường chứng khoán Việt Nam thì chỉ cho giao dịch T+3. Nên việc đánh breakout trong cùng một nến là rất khó thực hiện được. Nếu muốn đánh có thể chuyển sang nến 15 phút để giao dịch.
- Break out tại đường hỗ trợ – kháng cự
Đây là loại Break out được sử dụng nhiều và thể hiện chính xác dấu hiệu cho sự thay đổi trong tương lai gần. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì lại cho kết quả ngược, bởi vì một số trường hợp giá vượt qua vùng kháng cự nhưng lại không đi theo hướng tăng lên mà lại giảm nhanh xuống. Vì thế các nhà đầu tư cần phân biệt được Break out thật và giả.
Nhưng các bạn phải lưu ý là khi cổ phiếu vượt đường hỗ trợ và kháng cự thì rất thường xuyên chúng sẽ quay lại test đường này trước khi chúng thật sự break out.
- Break out giả
Đây là hiện tượng giá đột ngột tăng mạnh, phá vỡ mức giá kháng cự hay hỗ trợ, nhưng sau đó lại không đi theo hướng Break out nữa. Nếu bạn là người thường xuyên quan sát biểu đồ thì có một số cổ phiếu trong phiên kéo vượt ra khỏi đường kháng cự nhưng kết phiên ATC lại kéo thấp hơn đường kháng cự.
Nếu không bình tĩnh bạn rất dễ rơi vào trường hợp đu đỉnh cổ phiếu.
- Break out thật
Giá sau khi tăng mạnh phá vỡ mức giá kháng cự hay hỗ trợ, thì sẽ đi theo đúng giá kỳ vọng và là cơ hội tốt để các nhà đầu tư tham gia. Thông thường, khi cổ phiếu đạt break out thật và cộng thưởng thêm các tin tức tốt về ngành nghề và cổ phiếu nữa thì giá sẽ tăng rất mạnh.
3 dấu hiệu nhận biết cổ phiếu break out thành công
Dấu hiệu nhận biết cổ phiếu break out
Không phải cứ cổ phiếu nào vượt đỉnh cũng break out. Bạn phải hiểu và nhận biết các hình thái của break out là gì thì bạn mới có thể vận dụng được. Dưới đây là 3 dấu hiệu để bạn nhận biết được cổ phiếu đang break out:
1. Áp dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc
Giá đóng cửa là giá cuối cùng trong phiên, dựa vào giá đóng cửa sẽ đánh giá được break out vượt ngưỡng thành công hay thủng vùng giá.
Ngưỡng lọc là các dự đoán đưa ra về các mức giá đi qua các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ theo chiều break out mà giá đạt được.
2. Tính thanh khoản
Break out là giao dịch mà bạn sẽ chủ động đi theo xu hướng hiện tại, có thể mua ở giá cao để chờ đợi bán giá cao hơn, hoặc mua ở giá thấp và chờ đợi giá tăng lên vào các phiên sau. Yếu tố để quyết định chính là lượng thanh khoản trong phiên, nếu thanh khoản lớn hơn 50% so với bình quân 20 phiên thì tín hiệu càng tin cậy.
3. Xác nhận từ các chỉ báo kỹ thuật
Khi áp dụng bất kỳ chiến lược giao dịch nào, việc nhìn nhận phân tích các chỉ báo luôn là một yếu tố cần tham khảo. Khi di chuyển theo đà tăng, nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự nhưng đi cùng đó là độ phân kỳ âm, thì đây là một tín hiệu cần xem xét, giá chưa thực sự bứt phá mạnh. Ngược lại khi giá giảm xuống, các nhà giao dịch cần suy nghĩ xem sẽ có sự hồi phục giá không, để cân nhắc đầu tư vào trong vùng break out.
Những rủi ro với chiến lược giao dịch breakout
Giao dịch Break out sẽ có khả năng mang về lợi nhuận tương đối cao, do giá sau khi vượt vùng kháng cự thì sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào giá có Break out thành công được hay không, nếu giá vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ, kháng cự nhưng sau đó lại quay trở về vùng mức giá cũ và nằm yên ở mức đó đó trong một thời gian hoặc xấu hơn là sẽ bị giảm trong thời gian tiếp theo. Điều này khiến các nhà giao dịch không lường trước được, nên khi đầu tư vào sẽ bị âm tài khoản khi giá bị tụt mạnh.
Vì thế chiến lược Break out luôn có rủi ro hơn so với những chiến lược khác. Bởi các nhà đầu tư có thể gặp các đợt Break out giả.
Mô hình Breakout giả (False Breakout) là gì?
Các nhà đầu tư cần phân biệt được Break out thật và giả.
- Break out giả (False Breakout): Đây là hiện tượng giá đột ngột tăng mạnh, phá vỡ mức giá kháng cự hay hỗ trợ, nhưng sau đó lại không đi theo hướng Break out nữa.
- Break out thật (True Breakout): Giá sau khi tăng mạnh phá vỡ mức giá kháng cự hay hỗ trợ, thì sẽ đi theo đúng giá kỳ vọng và là cơ hội tốt để các nhà đầu tư tham gia.
Hướng dẫn thiết lập cảnh báo khi cổ phiếu Breakout bằng FireAnt
Thời gian cần thiết: 5 phút
Phần hướng dẫn thiết lập cảnh báo khi có cổ phiếu nào đó break out bằng công cụ FireAnt.
- Mở app FireAnt
Đăng nhập vào tài khoản FireAnt, nếu chưa có tài khoản hãy đăng ký khoản đi bạn nhé.
- Chọn tính năng Cảnh báo
Trong phần menu của FireAnt, bạn chọn tính năng Cảnh báo.
- Thêm mã cổ phiếu cần theo dõi
Trên app mobile thì chỉ cho phép theo dõi các cổ phiếu trước. Còn trên nền tảng web thì cho phép bạn theo dõi tất cả các mã cổ phiếu trên sàn khi break out luôn.
- Bật cảnh báo break out
Bật tuỳ chọn 2 tính năng break out như trong hình lên.
Chiến lược giao dịch Breakout hiệu quả
Để chiến lược Break out hiệu quả, thì các nhà giao dịch cần tuân thủ theo các bước sau:
- Bước 1: Phân tích xác định xu hướng tăng giảm hay đi ngang của thị trường.
- Bước 2: Xác định các điểm hỗ trợ hay kháng cự cho xu hướng của thị trường.
- Bước 3: Phân tích xác định giá đóng cửa có thể vượt các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
- Bước 4: Dựa vào khối lượng thanh khoản, xác nhận lại lần nữa giá đóng cửa có vượt các ngưỡng hỡ trợ, kháng cự không
- Bước 5: Tiến hành vào lệnh nếu Break out có xác suất thành công cao. Tiếp tục quan sát theo dõi.
Kết luận
Qua bài viết trên, các bạn có thể hiểu và nắm được Break out là gì, các loại Break out, các trường hợp Break out thật – giả, chiến lược để giao dịch Break out thành công. Bên cạnh đó các bạn cần phải liên tục cập nhật thị trường, nắm được xu hướng hiện tại để quá trình giao dịch thu về thành công nhé.